Nghi vấn Asanzo nhập hàng Trung Quốc: Thủ tướng chỉ đạo xử lý nghiêm Nghi vấn Asanzo nhập hàng Trung Quốc

Từ tháng 6-2019, các mặt hàng nông lâm thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc phải đi bằng đường chính ngạch và tuân thủ các quy định khắt khe hơn trước

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) Trần Thanh Nam, Trung Quốc ngày càng siết chặt các cửa khẩu tiểu ngạch, có nơi còn rào lại để ngăn hàng mậu biên. Do đó, doanh nghiệp (DN) phải chuyển hướng sang xuất khẩu chính ngạch, bảo đảm chất lượng hàng hóa, truy xuất nguồn gốc và nhãn mác bao bì do Trung Quốc yêu cầu.

Yêu cầu tương tự Nhật Bản, Úc

Những quy định này tương tự như các thị trường Mỹ, Nhật Bản, Úc, Canada,… mà lâu nay các DN xuất khẩu đã thực hiện. Hiện Trung Quốc là thị trường lớn với khoảng 1,4 tỉ dân, nhu cầu nhập khẩu nông lâm thủy sản ngày càng tăng. Theo Thứ trưởng Trần Thanh Nam, Việt Nam có lợi thế gần về địa lý, thị hiếu tiêu dùng nên DN cần tận dụng khai thác thị trường này.

Nông sản Việt vượt rào cản, sang Trung Quốc - Ảnh 1.

Trái cây là mặt hàng của Việt Nam được ưa chuộng ở Trung Quốc Ảnh: NGỌC ÁNH

Theo thỏa thuận của Việt Nam và Trung Quốc, từ tháng 6-2019, các mặt hàng nông lâm thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc phải đi bằng đường chính ngạch và tuân thủ các quy định về chất lượng, truy xuất nguồn gốc.

Ông Đào Việt Anh, Tham tán thương mại Việt Nam tại Trung Quốc, thông tin năm 2018, giá trị thương mại 2 chiều Việt Nam – Trung Quốc đạt 147,8 tỉ USD, tăng 21,2% so với năm 2017. Trung Quốc liên tục 15 năm liên tiếp là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc tại khu vực ASEAN, là đối tác thương mại thứ 8 trên toàn thế giới.

Đáng lưu ý, nhóm nông lâm thủy sản ngày càng trở thành trụ cột, góp phần giảm nhập siêu từ Trung Quốc. Năm 2018, kim ngạch xuất nhập khẩu 2 chiều Việt Nam – Trung Quốc của nhóm này đạt gần 12 tỉ USD, riêng Việt Nam xuất khẩu khoảng 8,3 tỉ USD. Năm 2018, Trung Quốc nhập 79,7 tỉ USD nông sản và xu hướng nhập ngày càng tăng.

Nhiều nhóm hàng của Việt Nam đã chiếm lĩnh và khai thác hiệu quả thị trường Trung Quốc như: rau quả (2,7 tỉ USD), trà (19,6 triệu USD), cà phê (19,6 triệu USD),… Nhiều sản phẩm và thương hiệu Việt Nam được phân phối tại các siêu thị lớn của Trung Quốc và được người tiêu dùng nước này ưa chuộng như: thanh long Hoàng Hậu, cà phê Trung Nguyên, trái cây sấy Đức Thành (thương hiệu của Vinamit), bánh pía Sóc Trăng,…

Khó trước mắt, lợi lâu dài

Ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN-PTNT), nhấn mạnh Trung Quốc là thị trường truyền thống của sản phẩm nông nghiệp Việt Nam và là thị trường tiềm năng trong thời gian tới. DN cần nhận thức Trung Quốc là thị trường tiềm năng và việc Trung Quốc yêu cầu phải xuất khẩu chính ngạch không phải là rào cản mà chỉ là sự điều chỉnh theo thông lệ quốc tế khi hội nhập.

Trong quý I/2019, xuất khẩu nông sản có sự suy giảm nhưng đã quay lại bức phá từ tháng 4 khi DN dần quen với quy định mới. Đơn cử như vùng vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang), 100% vùng trồng đã được cấp mã số vùng trồng, DN đã nắm được quy định về bao bì, tem nhãn, truy xuất nguồn gốc nên xuất khẩu rất tốt sang Trung Quốc.

“Thực tế trên cho thấy nông sản Việt Nam có thể chuyển mình để thích ứng với quy định mới của thị trường. Đồng thời, DN tiếp tục đầu tư nâng cao giá trị nông sản bằng các sản phẩm chế biến tinh, chế biến sâu để giải quyết rào cản kỹ thuật khi xuất khẩu sản phẩm thô” – ông Toản phân tích.

Ông Nguyễn Khắc Huy – Giám đốc Công ty TNHH Hoàng Phát Fruit (Long An), chuyên xuất khẩu trái cây tươi sang thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản – cũng đánh giá việc Trung Quốc siết chặt nhập khẩu nông sản sẽ giúp nâng cao trình độ sản xuất của nông dân Việt Nam. Theo ông Huy, khó khăn ban đầu là không tránh khỏi nhưng điều này tốt cho ngành trái cây Việt Nam, DN sẽ có nhiều nguyên liệu phục vụ đa dạng các thị trường trên thế giới.

Tương tự, với ngành thủy sản, ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), cũng nhìn nhận việc xuất khẩu chính ngạch giúp hoạt động xuất khẩu bền vững. Theo ông Hòe, mua bán chính ngạch theo thông lệ quốc tế do DN Việt Nam thực hiện trực tiếp, không qua trung gian giúp bảo đảm chất lượng và đi sâu vào hệ thống phân phối chính thức của Trung Quốc.

Bảo vệ thương hiệu

Hiện nay, có nhiều cách để bán hàng qua Trung Quốc, từ bán cho thương nhân trong nước hoặc bán cho thương nhân ở biên giới; bán cho nhà phân phối hoặc bán thẳng vào hệ thống siêu thị nước này. Trong đó, các chuyên gia cho rằng hướng đi căn cơ nhất để đưa hàng Việt vào thị trường này là theo đường chính ngạch, đặc biệt với các DN trẻ, khởi nghiệp vì đây là bài toán căn cơ để cạnh tranh, tồn tại. Và dù theo cách nào, DN Việt cũng cần chú trọng bảo vệ thương hiệu của mình ở thị trường trong nước và nước ngoài.

Nhiều DN khởi nghiệp có nhu cầu bán hàng qua Trung Quốc nhưng không biết đưa hàng chính ngạch qua kênh nào, bán hàng trực tiếp vào siêu thị nội địa ra sao. Hiện một số hệ thống sàn thương mại điện tử, bán hàng trực tuyến như Alibaba có thể mua hàng trực tiếp tại Việt Nam mà DN không cần mở văn phòng ở Trung Quốc. Việc tiếp cận các kênh trực tuyến ngày càng phổ biến trong bối cảnh những tập đoàn có xu hướng tiếp cận trực tiếp nguồn hàng tại các quốc gia. Dù vậy, DN cũng cần tìm hiểu kỹ về thủ tục, phải mua dịch vụ marketing cho hàng hóa của mình và phải gửi hàng về kho ngoại quan của các sàn thương mại điện tử…

Ngoài ra, sự khác biệt về mô hình quản lý bán hàng, về giá cả, bao bì, dịch vụ… cũng cần được phân tích và nghiên cứu kỹ trước khi thâm nhập thị trường Trung Quốc vì những điều trên có mối quan hệ mật thiết đến chiến lược bán hàng, quản lý tại thị trường này.

Theo các DN, thức ăn vặt đang được đánh giá là một xu hướng tiêu dùng nhanh trên thế giới, đặc biệt tại Trung Quốc. Các loại ngũ cốc (rang, chiên dầu, chiên phồng), hạt rang, chế phẩm từ đậu, trái cây khô, mứt, thủy hải sản khô, thịt khô… đang được tiêu thụ mạnh tại Trung Quốc.

Tỉ lệ tăng trưởng toàn ngành thức ăn vặt Trung Quốc trung bình đạt 3,58%/năm. Dự báo sản lượng thức ăn vặt được tiêu thụ tại Trung Quốc năm 2019 là 18,26 triệu tấn. Quy mô thị trường này đang tăng theo cấp độ nhân.

Sở hữu thương hiệu trái cây sấy Đức Thành được thị trường Trung Quốc ưa chuộng, ông Nguyễn Lâm Viên, Tổng Giám đốc Công ty CP Vinamit, nhận xét xu hướng ăn vặt ở giới trẻ Trung Quốc bùng nổ, ăn vặt thậm chí được nhiều người chọn thay thế ăn cơm. Gạo được dùng làm bánh, ăn thay thế cơm; các loại rau, trái cây được chế biến khô, làm bánh. Đặc biệt, bánh làm từ rau, trái cây giữ nguyên vitamin, khoáng chất thông qua công nghệ sấy lạnh được ưa chuộng. Do đó, DN Việt cần bắt kịp xu hướng, đánh mạnh vào phân khúc đầy tiềm năng này.

0935 157 244