Quy hoạch trong nông nghiệp còn manh mún, thiếu đồng bộ
Ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao, tuy nhiên việc triển khai thực hiện các quy hoạch trong nông nghiệp còn thiếu tính đồng bộ, quyết liệt, vẫn mang tính nhỏ lẻ, manh mún.
Nông sản Việt vẫn còn tình trạng “Được mùa mất giá, ít thiếu nhiều thừa”. Ảnh: TL |
Tại Hội nghị Kết nối tiêu thụ sản phẩm, tăng cường hoạt động liên kết trong chuỗi cung ứng hàng Việt Nam, hỗ trợ gắn kết bền vững giữa doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp phân phối, do Bộ Công thương phối hợp cùng Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam (AVR) tổ chức sáng 14/6 tại Hà Nội, đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho rằng, tình trạng tiêu thụ sản phẩm vẫn còn qua nhiều khâu trung gian phân phối nên giá bán thực tế cao hơn nhiều so với giá thu mua tại cơ sở sản xuất.
Sức cạnh tranh chưa cao, chưa chiếm được lòng tin của người tiêu dùng. Công tác tuyên truyền quảng bá giới thiệu sản phẩm của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp còn yếu. Việc nhận diện sản phẩm tham gia chuỗi vẫn gặp nhiều khó khăn, các sản phẩm chuỗi vẫn phải cạnh tranh khốc liệt.
Đặc biệt, công tác dự báo thị trường còn chưa được quan tâm. Giá các sản phẩm nông sản không ổn định, việc liên kết chưa theo quy luật thị trường, còn tình trạng sản xuất ồ ạt, chưa đúng quy hoạch dẫn đến tình trạng cung vượt cầu, hay được mùa mất giá, phải giải cứu nông sản…
Bên cạnh đó, sản xuất nông nghiệp hiện nay vẫn mang tính nhỏ lẻ, phân tán, chưa tuân thủ quy trình sản xuất, chưa tạo ra sản phẩm an toàn chất lượng, đáp ứng người tiêu dùng. Các hộ sản xuất chưa chú ý tới việc liên kết nhóm hộ…
Đặc biệt, tình trạng người sản xuất thường phá vỡ liên kết khi giá sản phẩm gia tăng đột biến, tự bán phá giá cho các thương lái khác khi giá bán cao hơn. Điều này dẫn đến hậu quả: Được mùa mất giá, ít thiếu nhiều thừa, chưa tạo được tính bền vững trong nông nghiệp…
Chính vì vậy theo bà Vũ Thị Hậu, Phó Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam (AVR) cho rằng, cần phải xây dựng chuỗi cung ứng tiêu thụ hàng hóa và nông đặc sản, tạo cơ hội cho doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh, nhà phân phối gặp gỡ, kết nối và trao đổi kinh nghiệm cũng như thúc đẩy các hợp đồng hợp tác kinh doanh, phân phối và tiêu thụ sản phẩm.
Đây cũng là cơ hội để hỗ trợ các doanh nghiệp, nhà sản xuất Việt Nam tiêu thụ sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam; đồng thời, tạo nguồn cung hàng Việt cho hệ thống phân phối, đưa sản phẩm Việt có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chất lượng tốt đến tay người tiêu dùng để tạo chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ bền vững.
Nói về vấn đề này, ông Đỗ Hoàng Thạch, Giám đốc Công ty cổ phần Xúc tiến thương mại nông nghiệp Việt Nam cho biết, hoạt động liên kết giữa các đơn vị sản xuất với người tiêu dùng trong lĩnh vực nông nghiệp rất quan trọng. Chính vì vậy, công ty thường xuyên tổ chức các chương trình liên kết; trong đó có kết nối giao thương, trưng bày giới thiệu sản phẩm, liên doanh liên kết…nhằm kết nối giữa nhà sản xuất, nhà phân phối với người tiêu dùng.
Tuy nhiên theo ông Thạch, khó khăn lớn nhất hiện nay khi đưa hàng hóa về nông thôn là bà con nông dân chưa hiểu hết được giá trị sản phẩm an toàn. Cùng đó, các chủng loại